Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2 -
MU quyết tranh Raphinha Tin bóng đá 29/10: MU tranh Raphinha, Xavi đưa Kounde về BarcaTeamtalk đưa tin, MU quyết tâm đua tranh chữ ký của Raphinha, người cũng được PSG theo đuổi trong thời gian gần đây.
MU quyết đua ký Raphinha MU theo dõi Raphinha từ lâu và muốn có cầu thủ người Brazil để làm đa dạng lối chơi tấn công.
Raphinha thi đấu nổi bật với Leeds, cũng như gây ấn tượng trong màu áo đội tuyển Brazil.
Trở ngại của MU là PSG. Đích thân Neymar và GĐTT Leonardo đứng ra kêu gọi cầu thủ 24 tuổi này gia nhập sân Công viên các Hoàng tử.
MU đã chuẩn bị sẵn 30 triệu bảng để đàm phán với Leeds. Quỷ đỏ hy vọng Raphinha muốn gắn bó với môi trường Premier League thay vì bóng đá Pháp.
Lautaro Martinez gia hạn Inter
Sau thời gian dài đàm phán, Lautaro Martinez đã đồng ý gắn bó lâu dài với Inter bằng việc ký vào bản hợp đồng mới.
Lautaro Martinez hoàn tất gia hạn với Inter Inter xác nhận việc ký kết chính thức đã hoàn tất và Lautaro khoác áo CLB theo hợp đồng có thời hạn đến 2026.
Trong bản hợp đồng mới, Lautaro nhận mức lương sau thuế 6 triệu euro (Inter tốn tổng cộng 11,1 triệu euro, gồm cả thuế thu nhập), cao hơn nhiều thu nhập 2,5 triệu euro trước đó.
"Tôi hạnh phúc khi gắn bó lâu dài cùng CLB. Inter, hẹn gặp ở sân vận động", tiền đạo người Argentina chia sẻ thông điệp trên mạng xã hội, hướng đến trận tiếp Udinese chiều 31/10.
Sau Lautaro Martinez, Inter sắp hoàn tất gia hạn với hậu vệ cánh Federico Dimarco. Hợp đồng của anh mở rộng từ 2023 đến 2026, mức lương mới 1,5-2 triệu euro.
Xavi muốn Barca mua Kounde
Trong quá trình thảo luận với Chủ tịch Joan Laporta, Xavi Hernandez muốn Barca phải chiêu mộ trung vệ Jules Kounde.
Kounde là ưu tiên của Xavi khi trở lại Barca Hàng thủ Barca hiện không mấy khả quan, khi Pique lớn tuổi, Lenglet trở thành người thừa, còn Araujo và Eric Garica không thực sự ổn định.
Xavi muốn triển khai thức bóng đá kỹ thuật như Pep Guardiola, nghĩa là dựa trên sở hữu bóng và thực hiện các đường chuyền.
Để lối chơi này phát huy được hiệu quả cao nhất, Xavi cần một trung vệ chuyền bóng tốt. Ông chọn Kounde, thủ lĩnh hàng phòng ngự Sevilla và là tương lai đội tuyển Pháp.
Barca đang khó khăn về tài chính nhưng sẵn sàng đáp ứng Xavi trong việc xây dựng đội hình. CLB xứ Catalunya đặt vấn đề với Sevilla về mức phí chuyển nhượng 65 triệu euro.
Kim Ngọc
Ronaldo 'họp' MU về Solskjaer, Real thưởng lớn Pogba
Ronaldo ‘họp’ MU về Solskjaer, Real Madrid thưởng lớn Pogba ký hợp đồng, Luuk de Jong bật bãi khỏi Barca là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 29/10.
"> -
Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ “phải” ập đến trong đầuBộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý. Sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Nhưng trong khi, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì 2 năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc”.
Không những thế, nhiều địa phương khi được giao chỉ tiêu còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai, nên thôi “giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy, trừ dần, thế là xong”.
“Thế thì chúng ta sẽ phải làm thế nào đây trong khi chúng ta vẫn nói phải có giáo viên, phải thế này, phải thế kia… Cứ mỗi buổi chiều, trong đầu tôi có vô số những chữ “phải phải phải”,... ập đến. Nhưng tôi mong chúng ta hãy nói tiếp về vấn đề này, hãy nói sâu sắc thêm để trở thành trách nhiệm chung của quốc gia chứ không phải chỉ có Bộ GD-ĐT”, ông Sơn nói.
Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận “một cách sòng phẳng”. Bởi khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành. Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đủ giáo viên; còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD-ĐT lo.
Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiền để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị trung ương hỗ trợ.
Nhưng hàng năm, các địa phương làm việc với trung ương về ngân sách thì Bộ GD-ĐT không được biết. “Việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt, ngành GD-ĐT không biết được là tiền ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu, nơi nào thừa.
Do vậy, không thể nói Bộ GD-ĐT lấy tiền đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học Tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát”, ông Sơn nói.
Do vậy, ông Sơn mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính hay xem liệu đã “kêu đến nơi đến chốn chưa”.
Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại biểu nói chỗ này chỗ kia “có sạn” hay chất lượng thẩm định, Bộ GD-ĐT chắc chắn phải tiếp tục giám sát, thẩm định tốt hơn nữa. Tuy nhiên, với việc thiếu sách giáo khoa, ông Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành.
“Cái này chủ tịch UBND cấp tỉnh phải điều phối để làm thế nào đó, sách đến được với các trường. Chúng tôi không thể chỉ huy được các hiệu sách, không thể nói hiệu sách này mang các sách A, B,... xuống các trường này, kia.
Chúng tôi chỉ có thể báo cáo các tỉnh, các trường phổ thông chỗ này chỗ kia có hay chưa. Chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay để sách tới được với học sinh”, ông Sơn nói.
Lấy ví dụ những việc như vậy, Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng không phải thoái thác trách nhiệm mà phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm. “Nhưng trách nhiệm phải đúng, chứ không, Bộ trưởng đi hứa và khâu thực hiện lại thuộc về người khác”.
Kỳ vọng chương trình giải quyết mọi thứ trong khi thiếu mọi thứ
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: "Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Đó là một sự thật”.
Ví dụ về chuẩn. Chúng ta có các loại chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất,… Để đảm bảo chất lượng thì chuẩn phải theo thông lệ. Như chuẩn về tỷ lệ giáo viên, đối với các nước của khối EU là 15 học sinh phải có 2 giáo viên, chuẩn nước mình còn xa mới đạt được như thế. Đặt ra một cái chuẩn và chuẩn đó có thể "tổn hại" đến thành tích của địa phương.
Nhưng đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng phấn đấu, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải để làm đẹp lòng nhau. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để tất cả đạt được thành tích. Đó mới là bệnh thành tích", ông Sơn nói.
"Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, như vậy mới đạt chuẩn. Nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt cho bằng được, chứ không phải để làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống. Nếu cuộc đổi mới mà một triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới.
Tuy nhiên, chúng ta làm "cách mạng" trong bối cảnh thiếu tất cả mọi thứ.
Giáo viên nhọc thân hơn, vất vả đầu óc hơn, nghiệt ngã hơn, áp lực hơn nhưng thù lao không hơn, điều kiện không có gì cải thiện, áp lực dư luận xã hội gia tăng, danh dự bị tổn thương,... đó là một thực tế.
Về chuyện thiếu giáo viên, ông Sơn cho rằng đây là việc phải bàn như một chuyên đề. “Bộ GD-ĐT không bổ nhiệm được hệ thống dọc, không điều động chỗ này chỗ kia được. Chỗ thiếu vẫn cứ thiếu mà chỗ thừa vẫn cứ thừa, mà không điều động cho nhau được. Không chỉ Bộ GD-ĐT không điều động được giáo viên tỉnh này sang tỉnh khác, mà giám đốc sở GD-ĐT ở địa phương cũng không có quyền điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác”.
Ông Sơn cho rằng, ngành giáo dục muốn chia sẻ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này nhiều việc khó, khối lượng lớn, cách thức thực hiện phi truyền thống, do đó, khi các đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai cần trên tinh thần thấu hiểu.
Một huyện 18 trường tiểu học nhưng chỉ có 1 giáo viên Tiếng Anh
Toàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có 18 trường tiểu học nhưng hiện chỉ có duy nhất 1 giáo viên dạy Tiếng Anh."> -
Thanh Nhã cho biết. Thanh Nhã: Tuyển nữ Việt Nam chơi nóng vộiThanh Nhã có một pha dứt điểm trong trận đấu "Bồ Đào Nha có lối chơi áp sát nhanh, muốn giành chiến thắng nên đẩy lên cao, pressing cao. Chúng tôi cũng dâng cao nên xuất hiện nhiều khoảng trống khiến đội không thể cản phá và đuổi kịp”, Thanh Nhãthừa nhận.
Thanh Nhã tiết lộ những điều chỉnh của HLV Mai Đức Chung giúp tuyển nữ Việt Nam chơi tốt hơn: “HLV Mai Đức Chung yêu cầu chúng tôi chơi chậm lại, thi đấu chắc chắn và đúng ý đồ. Hiệp 2 tuyển nữ nữ Việt Nam chơi chậm hơn hiệp 1 để tìm cơ hội phản công nhanh”.
Trong trận đấu này, Thanh Nhã và các đồng đội tạo ra thông số 5 pha dứt điểm, trong đó có 1 lần Bích Thuỳ sút trúng đích. Cá nhân Thanh Nhã cũng có 1 cú sút về phía khung thành nữ Bồ Đào Nha nhưng không thành công.
Ở trận cuối vòng bảng, tuyển nữ Việt Nam gặp Hà Lan vào ngày 1/8.
">